Bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Hà Giang logo

Phục hồi chức năng đau thắt lưng

01.11.2019 , theo Bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Hà Giang


I. Khái niệm: Đau thắt lưng là hội chứng đau khu trú trong khoảng từ ngang mức đốt sống L1 đến nếp lằn mông.

II. Nguyên nhân gây đau

Các nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng rất đa dạng, thường được chia thành hai nhóm chính: do nguyên nhân cơ học hoặc là triệu chứng của một bệnh toàn thể.

1. Đau vùng thắt lưng do nguyên nhân cơ học chiếm tới 90-95%, diễn biến thường lành tính, gồm:

- Đau CSTL do căng dãn dây chằng quá mức:  Đau xuất hiện đột ngột sau vận động quá mức, sau hoạt động sai tư thế, sau cử động đột ngột hoặc ngã chấn thương.

- Thoái hóa cột sống thắt lưng:Thường gặp ở lứa tuổi trung niên và người già, đau có tính chất cơ học, có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng. Không có các biểu hiện triệu chứng toàn thân. Chẩn đoán dựa vào hình ảnh  XQuang .

- Đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm: XQuang thường quy có thể có hình ảnh hẹp khe đĩa đệm, trượt đốt sống… Chẩn đoán chính xác bằng chụp CT hoặc MRI cột sống thắt lưng.

- Đau thần kinh toạ.

- Đau thắt lưng do viêm cột sống dính khớp.

- Đau thắt lưng do hẹp ông sống.

2. Đau thắt lưng triệu chứng: Gợi ý một bệnh trầm trọng hơn hoặc bệnh lý toàn thân: Bệnh loãng xương, loạn sản, rối loạn chuyển hoá (bệnh Paget, bệnh to đầu chi…), bệnh khớp mạn tính (viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp), chấn thương cột sống, nguyên nhân nhiễm khuẩn (lao cột sống hoặc nhiễm vi khuẩn không do lao), do u hoặc ung thư , đau thắt lưng phóng chiếu do các bệnh lý nội tạng khác như sỏi thận, loét hành tá tràng, bệnh lý động mạch chủ bụng, viêm nhiễm phụ khoa, u xơ tiền liệt tuyến…

Thường đau kiểu viêm, đau cả khi không vận động. Đồng thời có biểu hiện các triệu chứng của bệnh là nguyên nhân gây đau;  Có bất thường về xét nghiệm máu hoặc cận lâm sàng khác.

 III. Phục hồi chức năng và điều trị

1. Nguyên tắc:

 - Quan trọng nhất là chẩn đoán xác định chính xác nguyên nhân gây đau thắt lưng, điều trị theo nguyên nhân gây bệnh.

 - Kết hợp điều trị theo “đa phương thức“ giữa các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc với mục tiêu giảm đau, duy trì chức năng cột sống, phòng ngừa đau tái phát hoặc các biến dạng cột sống hoặc tiến triển bệnh nặng hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

 2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng:

 Trong trường hợp đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học, tùy các nguyên nhân gây bệnh khác nhau, có thể áp dụng các kỹ thuật sau :

 - Trong giai đoạn cấp nằm nghỉ tại giường ở tư thế thoải mái nhất, có thể nằm nghiêng hoặc nằm ngửa với khớp háng gấp 45° và một chiếc gối đặt dưới đầu gối làm thư giãn cơ vùng thắt lưng và cơ ụ ngồi.

 - Các kỹ thuật vật lý trị liệu như hồng ngoại, quấn nóng paraffin, điện xung giảm đau, siêu âm, sóng ngắn có tác dụng giảm đau, dãn cơ, gia tăng tuần hoàn nuôi dưỡng, tăng cường chuyển hóa phục hồi các mô tổn thương. Điều trị ngày 1-2 lần, mỗi lần từ 10 -20 phút.

 - Các kỹ thuật xoa bóp , di động mô mềm vùng thắt lưng và chân bị bệnh.

 - Kéo dãn cột sống: Kéo dãn cột sống có thể thực hiện bằng tay trong giai đoạn cấp hoặc bằng máy kéo dãn trong giai đoạn bán cấp và mãn tính, áp dụng 1-2 lần/ngày, mỗi lần 15-20 phút. Chỉ định trong các trường hợp thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm

- Thuỷ tri liệu : thông qua tác dụng của nhiệt, tác dụng đè ép hoặc nâng đỡ của nước,  tạo sự thư dãn, điều trị các rối loạn do bệnh gây ra và đồng thời giúp cho bệnh nhân dễ dàng thực hiện các bài tập vận động mà bình thường không thể làm được.

 - Áo, nẹp trợ giúp: giúp giảm đau và hỗ trợ chịu lực cho vùng CSTL. Sử dụng trong giai đoạn cấp và bán cấp, hoặc sử dụng lâu dài cho bệnh nhân bị trượt đốt sống, nghề nghiệp đặc thù ngồi lâu hoặc thường xuyên mang vác nặng.

 - Các bài tập vận động : mục đích để tăng cường sức mạnh cơ vùng bụng và thắt lưng, giảm tải trọng cho cột sống, tạo sự mềm dẻo, ổn định thân người khi di chuyển, giúp bảo vệ lưng khỏi bị chấn thƣơng và bị kéo dãn.

- Tập luyện dáng đi đúng và chỉnh sửa tư thế, động tác sai.

- Hoạt động trị liệu kết hợp với chương trình tập luyện vận động tăng tiến dần dần giúp nâng cao sức khỏe, tránh hiện tƣợng gây biến đổi cấu trúc, biến dạng hệ cơ xương khớp sau này.

3. Điều trị nội khoa: Trong điều trị đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học, thường kết hợp ba nhóm thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau, và thuốc giãn cơ.

- Thuốc chống viêm không steroid: dùng đường tiêm khi đau cấp và đau nhiều, đường uống khi đau ít hoặc giai đoạn bán cấp.

- Thuốc giãn cơ :

- Trong một số trường hợp đau thắt lưng mạn tính hoặc đau thần kinh tọa kèm, có thể kết hợp dùng thuốc giảm đau thần kinh nhóm Gabapenthin (Neurontin ) 300 - 2700mg /ngày hoặc Pregabalin ( Lyrica ): 75- 600 mg /ngày.

4. Các điều trị khác - Can thiệp thủ thuật tại chỗ : phong bế cạnh cột sống thắt lưng,  tiêm ngoài màng cứng, phong bế hốc xương cùng. - Can thiệp phẫu thuật: chỉ định khi điều trị bảo tồn không có hiệu quả hoặc để điều trị nguyên nhân gây bệnh như chấn thương, chỉnh hình cột sống, u tủy, thoát vị đĩa đệm nặng…

Nguồn: Quyết định 3109/QĐ-BYT


Các bài đã đăng

Xem thêm

 

Giờ làm việc

Thứ 2 - thứ 6

Sáng: 07h00 - 11h30

Chiều: 13h30 - 17h30

 

Website đơn vị trực thuộc
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website giao diện mới thế nào?

Xem kết quả

Tra cứu thông tin thuốc


BỘ MÃ ICD10


Thống kê truy cập
Số người online:
Site Online Counter