Bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Hà Giang logo

Danh mục các cặp tương tác thuốc cần chú ý tại bệnh viện PHCN.

14.05.2020 , theo Bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Hà Giang


Tương tác thuốc là vấn đề thường gặp trong thực hành lâm sàng và là một trong những nguyên nhân gây ra các biến cố bất lợi của thuốc, bao gồm xuất hiện độc tính hoặc phản ứng có hại trong quá trình sử dụng, thất bại điều trị, thậm chí có thể gây tử vong cho bệnh nhân. Tỷ lệ tương tác tăng theo cấp số nhân với số lượng thuốc phối hợp.

          Để góp phần tăng cường công tác kiểm soát và giảm thiểu tương tác thuốc bất lợi trong thực hành lâm sàng; dựa trên danh mục thuốc hiện đang sử dụng tại Bệnh viện, khoa Dược cập nhật danh sách các cặp tương tác thuốc theo hoạt chất có ý nghĩa lâm sàng cần chú ý, danh mục này được thể hiện ở bảng sau:

TT

Hoạt chất thuốc 1

Hoạt chất thuốc 2

Ảnh hưởng của tương tác

Lưu ý

1

Simvastatin

Amlodipin

Có thể tăng nguy cơ bệnh cơ

-  Amlodipine có thể ức chế chuyển hóa của simvastatin bởi CYP P-450-3A4 dẫn đến tăng nồng độ của simvastatin làm tăng nguy cơ bệnh cơ, tiêu cơ vân trên bệnh nhân sử dụng đồng thời hai thuốc này.
- Không nên phối hợp 2 thuốc này, Nhưng có thể được chỉ định trong một số trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc tần suất sử dụng một hoặc cả hai loại thuốc, không dùng quá 20mg smvartatin/ngày khi phối hợp. Theo dõi sát bệnh nhân về các dấu hiệu của hội chứng tiêu cơ vân: đau cơ, yếu cơ…

Colchicin

Làm tăng độc tính của simvastatin, Có thể tăng nguy cơ bệnh cơ.

- Tránh phối hợp, nếu bắt buộc phối hợp cần:
+ Theo dõi độc tính trên cơ (đau, yếu cơ) và nồng độ Creatinin Kinase (CK), ngừng sử dụng statin nếu nồng độ CK tăng rõ rệt hoặc nghi ngờ tiêu cơ vân cấp
+ Dùng liều statin thấp nhất có hiệu quả.

2

Colchicin

Azithromycin

Có thể tăng độc tính của colchicin

Ngừng dùng hoặc giảm liều colchicin (tránh phối hợp trên bệnh nhân suy gan hoặc suy thận)

3

Thuốc chẹn beta

Lidocain

Tăng ức chế cơ tim

Nên cân nhắc khi phối hợp.

Adrenalin (epinephrin)

Tăng nguy cơ tăng huyết áp nặng và chậm nhịp tim nặng, giảm đáp ứng đối với adrenalin

Nên cân nhắc khi phối hợp.

Nifedipin

Có thể gây hạ huyết áp nặng và suy tim

Sự kết hợp này được dùng để điều trị huyết áp cao (tăng huyết áp) hoặc để ngăn chặn cơn đau ngực (đau thắt ngực).

4

Thuốc lợi tiểu quai

Lidocain

Giảm kali huyết gây ra bởi thuốc lợi tiểu quai đối kháng tác dụng của lidocain

Nên cân nhắc khi phối hợp.

Candesartan

Tăng tác dụng hạ huyết áp

Chỉ dùng phối hợp khi huyết áp tăng cao không kiểm soát được

Kháng sinh nhóm aminoglycosid

Furocemid tăng nguy cơ độc tính trên thính giác

Nên cân nhắc khi phối hợp.

Salbutamol

Furocemid gây ra các thay đổi trong điện tâm đồ, hạ kali huyết.

Tránh phối hợp

Theo dõi nồng độ kali máu, đặc biệt khi dùng Salbutamol liều cao như bệnh nhân hen nặng. Sử dụng thuốc lợi tiểu giữ kali (Spironolacton, Triateren).

5

Phenobarbital

Thuốc chẹn kênh calci

Giảm tác dụng của thuốc chẹn kênh calci

Nên cân nhắc khi phối hợp.

- Phenobarbital làm tăng chuyển hóa ở gan của các thuốc chẹn kênh canxi dihydropyridin do cảm ứng enzyme CYP 3A4

- Nếu phải dùng đồng thời với nifenipin, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ những thay đổi trong tác dụng dược lý bất cứ khi nào barbiturate được bắt đầu, ngừng hoặc điều chỉnh liều lượng của nó.

 - Tăng liều các thuốc chẹn kênh canxi có thể cần thiết.

Corticosteroid

Tăng chuyển hóa corticosteroid làm giảm tác dụng phenobarbital

Nên cân nhắc khi phối hợp.

6

NSAIDs

Corticosteroid

Làm tăng tác dụng phụ lên đường tiêu hóa

Tránh phối hợp, nếu bắt buộc phối hợp nên dùng kèm với thuốc bảo vệ dạ dày

Celecoxib

Các NSAIDs khác khi phối hợp với celecoxib làm tăng tác dụng không mong muốn

Tránh phối hợp

Meloxicam

Các NSAIDs khác Khi phối hợp với meloxicam làm tăng tác dụng không mong muốn

Tránh phổi hợp

Piroxicam

Các NSAIDs khác Khi phối hợp piroxicam làm tăng tác dụng không mong muốn

Tránh phổi hợp

Tài liệu tham khảo: Dược thư quốc gia Việt Nam dùng cho tuyến y tế cơ sở

Ghi chú: Danh mục được bổ sung và cập nhật khi có thay đổi

(Ds. Đặng Thương - Khoa Dược, vật tư - TBYT)


Các bài đã đăng

Xem thêm

 

Giờ làm việc

Thứ 2 - thứ 6

Sáng: 07h00 - 11h30

Chiều: 13h30 - 17h30

 

Website đơn vị trực thuộc
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website giao diện mới thế nào?

Xem kết quả

Tra cứu thông tin thuốc


BỘ MÃ ICD10


Thống kê truy cập
Số người online:
Site Online Counter