18.03.2022 , theo Bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Hà Giang
I. THẾ NÀO LÀ TÌNH TRẠNG “HẬU COVID-19”?
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì đa số người bệnh hồi phục hoàn toàn sau khi mắc COVID-19, nhưng có khoảng từ 10 đến 20% bị ảnh hưởng lâu dài biểu hiện ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng thì gọi đó là tình trạng hậu COVID-19. Bệnh sau khi mắc COVID là một loạt các vấn đề về sức khỏe mới, mà mọi người có thể gặp phải trong khoảng bốn tuần trở lên sau lần đầu tiên bị lây nhiễm vi-rút COVID-19, thậm chí những người không có các triệu chứng COVID-19 trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần sau khi bị lây nhiễm có thể có các biểu hiện hậu COVID-19. Những tình trạng này có thể xuất hiện rất đa dạng có thể đồng thời cùng một lúc hoặc trong khoảng thời gian khác nhau.
Các nhà khoa học cho rằng COVID-19không tấn công vào một cơ quan cụ thể nào, nó để lại tổn thương sinh học nhiều tháng, thậm chí nhiều năm sau đó.
Ở những người mắc tình trạng hậu COVID-19sẽ ảnh hưởng rõ rệt tới các hoạt động trong cuộc sống, ảnh hưởng cả trong công việc, nội trợ và sinh hoạt hằng ngày.
II. CÁC BIỂU HIỆN CỦA TÌNH TRẠNG HẬU COVID 19
Không giống như một số loại hội chứng hậu bệnh lý khác có xu hướng chỉ xảy ra ở những người đã bị bệnh nặng, còn hậu covid -19 có thể xảy ra với bất kỳ ai đã bị mắc COVID-19, ngay cả khi bị bệnh nhẹ, hoặc thậm chí trong thời gian mắc bệnh họ không có triệu chứng thì vẫn có thể bị “ Hậu COVID-19” với các biểu hiện sau:
- Khó thở hoặc cảm giác hụt hơi
- Mệt mỏi hay chóng mặt.
- Rối loạn chức năng nhận thứcảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung tư tưởng và rối loại giấc ngủ
- Ho kéo dài
- Đau ngực
- Thay đổi giọng nói
- Đau cơ
- Mất vị giác hoặc rối loạn cảm giác vị giác, khứu giác
- Đau đầu
- Đau cơ hay đau khớp
- Trầm cảm hoặc lo lắng
- Sốt
Trong đó 3 triệu chứng phổ biến nhất là mệt mỏi, khó thở và rối loạn nhận thức. Các triệu chứng sẽ nặng hơn sau các hoạt động thể lực hoặc tinh thần.Ngoài ra, người từng là F0 báo cáo tới 200 vấn đề khác, đã được mô tả trong tài liệu chuyên sâu.
III. BẠN NÊN LÀM GÌ KHI CÓ BIỂU HIỆN CỦA TÌNH TRẠNG HẬU COVID 19
Khi bạn thấy có những biểu hiện trên sau khi mắc COVID-19, bạn nên tìm đến nhân viên y tế. Các bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh và hướng dẫn điều trị triệu chứng và những chăm sóc sức khỏe cần thiết. Hiện nay, việc điều trị tình trạng hậu COVID 19 là điều trị không đặc hiệu, có nghĩa là điều trị triệu chứng, chăm sóc toàn diện, phục hồi chức năng.
Thực hành hướng dẫn Phục hồi chức năng hậu CoVID - 19 và điều trị tại Bệnh viện PHCN Hà Giang
Khỏi bệnh nhưng vẫn cần chăm sóc sức khỏe!
Khỏi COVID-19 người bệnh cần phải tiếp tục theo dõi và nâng cao sức khỏe toàn diện, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, dinh dưỡng và chăm sóc tinh thần, giấc ngủ.
Tập thở: Hít vào, thở ra chậm, hít sâu dần dần và thở ra nhẹ nhàng không vội vã và nhịp độ tăng lên từng ngày.
Tập thể dục: Hàng ngày vận động nhẹ nhàng như đi bộ chậm, tập thể dục nhẹ, đạp xe đạp rất chậm, tập dưỡng sinh. Tập theo các chương trình thể dục trên đài truyền hình mỗi sáng lúc 5 giờ, nếu tự tập phải đảm bảo 30 phút hàng ngày.
Đi bộ: Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy người trưởng thành khỏe mạnh có thể đi bộ khoảng từ 4.000 đến 18.000 bước/ngày tùy theo yêu cầu.
Dinh dưỡng đúng: Nên chia bữa ăn thành 3-5 bữa mỗi ngày tùy theo sức ăn của người bệnh và kết hợp đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn, nên ăn nhiều rau, trái cây, uống đủ nước, uống thêm nước ép trái cây, uống sữa, ăn chuối chín để bổ sung Kali. Bổ sung các loại vi chất do tác hại của bệnh COVID-19 nên ăn các loại thực phẩm có nhiều vi chất như cá, tôm, cua, hào, nghêu sò…
Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Ngủ đủ giấc, nghe nhạc, thư giãn và trao đổi thông tin với mọi người xung quanh để cuộc sống trở lại bình thường.
Đừng gắng sức: nếu bạn bị mệt mỏi, đừng làm nhiều việc cùng lúc nếu bạn có rối loạn chức năng nhận thức.
Áp dụng chương trình hướng dẫn tập phục hồi chức năng cho người nhiễm COVID – 19 nhẹ và không triệu chứng do Bộ Y tế xây dựng tại nhà, mỗi ngày là thực sự cần thiết và hữu ích.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa các di chứng COVID là phòng ngừa tránh mắc bệnh COVID. Hãy tiêm vacxin COVID -19 ngay khi có thể để phòng tránh và giảm nhẹ tình trạng bệnh cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh cho người xung quanh.
Bài và ảnh: Thạc sỹ Nguyễn Thị Hải Yến
Thứ 2 - thứ 6
Sáng: 07h00 - 11h30
Chiều: 13h30 - 17h30